1/ Thiết bị thủy lực là gì?
Thiết bị thủy lực là thiết bị được sử dụng nhiều trong việc thực hiện các công việc như ép, uốn, nâng hạ các nguyên vật liệu, hàng hóa công nghiệp. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất máy móc,…Hầu hết tất cả các thiết bị thuỷ lực đều sử dụng công nghệ truyền tải. Chúng truyền đi áp suất, lưu lượng qua thủy lực để kiểm soát lực. Việc áp dụng thủy lực cho các thiết bị máy móc. Giúp chúng hoạt động năng suất & hiệu quả cao hơn.
2/ Đặc điểm cấu tạo
Có nhiều thiết bị thủy lực khác nhau. Tuy nhiên, đa số chúng đều có chung cấu tạo. Bao gồm các bộ phận chính dưới đây.
- Hệ thống điều khiển: Là thành phần quan trọng nhất. Đảm nhiệm chức năng điều khiển thiết bị. Giúp các bộ phận, chi tiết máy móc vận hành đúng cách.
- Hệ thống thủy lực: Là bộ phận có khả năng tạo ra áp lực mạnh. Hỗ trợ nhiều hoạt động khác nhau của con người. Giúp tiết kiệm công sức. Đây cũng là bộ phận thể hiện sự khác biệt rõ nét nhất so với những thiết bị thông thường khác.
- Bộ phận thân máy ép thủy lực: Chúng tạo ra độ chắc chắn, bảo vệ các chi tiết, bộ phận máy móc khác. Thông thường, thân máy ép thủy lực được làm từ các chất liệu rất cứng cáp, bền bỉ, khả năng chịu lực tốt. Nhờ đó mà máy có thể vận hành liên tục trong thời gian dài.
- Phụ kiện thủy lực: Thường gồm các phụ kiện như khớp nối, đầu nối,… Chúng có tác dụng kết hợp các chi tiết trong thiết bị thủy lực để gia tăng sức mạnh và tạo ra một bộ máy làm việc hoàn chỉnh.
3/ Hệ thống thủy lực vận hành như thế nào?
- Thiết bị được hoạt động dựa trên định luật Pascal – truyền áp suất chất lỏng. Theo đó, khi có 1 mức áp suất chất lỏng tác động lên chất lỏng ở trong môi trường khép kín. Thì áp lực bên trọng hệ thống được khép kín luôn không đổi.
- Tương tự như vậy, thủy lực chính là sự chuyển động trong môi trường được giới hạn. Chất lỏng lúc này chính là dầu bên trong. Chúng đóng vai trò như một môi chất để truyền lực đi. Đồng thời là chất bôi trơn bề mặt tiếp xúc trong quá trình hoạt động. Trong môi trường khép kín, thiêt bị thủy lực tạo áp lực lên dầu với một lực cực mạnh. Áp lực này được giải phóng ra ngoài và hỗ trợ thực hiện được các công việc cần lực vô cùng lớn: uốn, ép, nâng, hạ,…
4/ Ưu - nhược điểm của thiết bị thủy lực
Tương tự như một số máy móc công nghiệp khác. Thiết bị thủy lực cũng có những ưu, nhược điểm nhất định.
Ưu điểm khi sử dụng thiết bị thủy lực:
+ Tạo ra áp lực lớn. Hỗ trợ tốt các công việc đòi hỏi cao về công suất, áp lực. Mà con người không thể thực hiện được.
+ Có thể dễ dàng điều chỉnh được vận tốc và đảo chiều. Có chế độ làm việc tự động thuận tiện.
+ Dễ vận hành, điều khiển thông qua các thao tác đơn giản hoặc chương trình có sẵn.
+ Các phần tử dẫn, bị dẫn có khả năng hoạt động độc lập, không bị lệ thuộc lẫn nhau.
+ Cho phép giảm khổi lượng, kích thước thông qua việc chọn áp suất thủy lực lớn.
+ Thiết bị có thể hoạt động với tốc độ cao nhờ vào quán tính nhỏ của máy bơm & động cơ thủy lực. Không lo va chạm mạnh giống trong cơ khí, điện.
+ Có thể biến đổi thành chuyển động tịnh tiến từ chuyển động quay của mô tơ với cơ cấp chấp hành.
Nhược điểm thiết bị thủy lực:
+ Ma sát trong đường ống & rỏ rỉ trong các chi tiết máy sẽ làm giảm hiệu suất làm việc. Và hạn chế phần nào phạm vi ứng dụng.
+ Khi phụ tải của thiết bị thay đổi. Rất khó để giữ được vận tận không đổi do tính đàn hồi của đường ống dẫn và tính nén của chất lỏng.
+ Nhiệt độ của hệ thống thường sẽ không được ổn định khi mới khởi động. Vận tốc làm việc cũng sẽ thay đỏi do nhớt chất lỏng thay đổi.
+ Hệ thống thủy lực khi bị rò rỉ dầu có thể gây ra ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Tác động xấu đến sức khỏe con người và sinh vật khác.
5/ Ứng dụng của thiết bị thủy lực
- Ứng dụng trong các công trình xây dựng: máy đào xúc, máy ủi, máy bơm bê tông các loại,…
- Trong cuộc sống hàng ngày: thủy lực có trong cấu tạo ô tô, xe máy, hệ thống phanh xe, trợ lái, gạt nước, các động cơ giảm xóc, đóng mở,…
- Trong vui chơi giải trí: các trò chơi mạo hiểm cao như đu lắc, đu nâng hạ,…
- Trong hàng không: hệ tống điều khiển cánh, buồng học tập lái máy bay, nâng hạ chân máy bay,…
- Ứng dụng trong công nghệ vũ trụ: hệ thống truyền động lái tên lửa, các thiết bị tấp luyện khi không có trọng lượng.
- Ứng dụng trong y học hiện đại: các thiết bị nha khoa, hệ thống máy thở, máy chạy thận,…
Lời kết
Trên đây là một số nội dung liên quan đến thiết bị thủy lực, ưu nhược điểm & ứng dụng của nó. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các thiết bị, dụng cụ thủy lực. Hoặc muốn tư vấn miễn phí chọn sản phẩm ưng ý. Liên hệ với các chuyên viên của chúng tôi qua Hotline. Trân trọng cảm ơn!
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.