Tư vấn các thiết bị sửa chữa thân vỏ xe ô tô phổ biến hiện nay
Các thiết bị sửa chữa thân vỏ xe ô tô có vai trò quan trọng không thể thiếu trong các trung tâm sửa chữa và chăm sóc xe. Trong đó các dụng cụ, thiết bị này hỗ trợ rất tốt trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng các loại xe hiện nay. Trong bài viết hôm nay, Thiết bị G8 sẽ tư vấn các thiết bị sửa chữa thân vỏ xe ô tô đến quý bạn đọc.
Cấu tạo của bộ phận khung vỏ xe
Thân vỏ hay còn gọi là khung vỏ của chiếc xe đóng vai trò như một cầu nối, lắp ráp và liên kết các bộ phận của một chiếc xe ô tô. Đồng thời bộ phận thân vỏ cũng có tác dụng giúp định hình kết cấu bên trong cũng như bên ngoài của chiếc xe. Như một lớp lá chắn tạp nên một tầng bảo vệ, phần vỏ xe có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho nội thất và con người bên trong nếu như xe xảy ra tai nạn hay va chạm. Chính vì thế, vỏ xe chính là bộ phận quan trọng nhất trong chiếc xe.
Thân vỏ của chiếc xe như phần xương trong cơ thể con người, chính vì thế, để đảm bảo cho chiếc xe có độ bền và an toàn nhất trong quá trình di chuyển thì phần thân vỏ luôn cần phải đảm bảo là cứng cáp và khoẻ mạnh. Khi xảy ra trường hợp hỏng hóc, phần sửa chữa thân vỏ xe ô tô thường yêu cầu về kỹ thuật rất cao, cần các thiết bị hiện đại và chính xác để sủa chữa một cách nhanh chóng, an toàn mà mang lại hiệu quả cao.
Các loại xe ô tô trên thị trường hiện nay hầu như đều được cấu tạp từ các loại thân vỏ xe cơ bản là thân khung liền (unibody) và thân khung dời (body on fame).
Đặc điểm thân khung liền
Với thân khung liền thì thân xe và khung gầm bên dưới sẽ liên kết với nhau nhằm tạo nên một khối thống nhất. Ưu điểm của thân khung liền đó chính là tạo nên trọng lượng nhẹ cho xe, giúp cho chiếc xe của bạn cải thiện đáng kể hiệu suất vận hành và mức tiêu hao nhiên liệu trong quá trình di chuyển. Đồng thời tạo nên trọng tâm thấp hơn, tăng độ ổn định xe.
Tuy nhiên nhược điểm của loại khung này đó chính là khó sửa chữa khi xảy ra lỗi hay hư hỏng, giá thành thường cao hơn so với mức giá thông thường…Các dòng xe thường sử dụng cấu trúc thân khung liền bao gồm các dòng như MPV, Crossover, Hatchback,...
Đặc điểm thân khung rời
Thân khung rời hay còn gọi là body on frame trên thân xe sẽ được thiết kế trên một khung hầm riêng biệt. Thông thường thân xe và khung hầm sẽ tách biệt hoàn toàn và chúng chỉ được gắn kết lại với nhau trong quá trình lắp ráp.
Ưu điểm của loại cấu trúc này chính là dễ thiết kế và giúp cho việc sửa chữa các linh kiện hư hỏng được linh hoạt, thuận tiện hơn, đồng thời sử dụng vật liệu dễ dàng, ít tiếng vọng từ gầm, mang lại khả năng chịu tải cao, có tác dụng chống xoắn tốt, bền bỉ…
Tuy nhiên nhược điểm của thiết kế này là tạo nên trọng lượng nặng cho chiếc xe nên ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu suất trong quá trình vận hành cũng như lượng nhiên liệu tiêu thụ, tạo nên trọng tâm cao. Các dòng xe phổ biến thường được thiết kế với thân khung rời phải kể đến như SUV, xe bán tải, xe chuyên dụng, xe tải,...
Các bộ phận khác
Ngoài bộ phận khung chính, thân vỏ xe thường bao gồm nhiều bộ phận khá nhưc:
-
Vỏ xe, trong đó vỏ xe sẽ có chứa nắp capo, cánh cửa xe, nắp cốp, ốp sườn xe, ba đờ sốc, cản sau, lưới tản nhiệt,...
-
Kinh xe bao gồm kính cửa sổ, kính chắn gió, kính chiếu hậu,...
-
Các phụ tùng đi kèm với thân vỏ bao gồm gương chiếu hậy, tay nắm cửa xe, chắn bùn, gạt mưa, đèn xe,...
Các thiết bị sửa chữa thân vỏ xe ô tô phổ biến
Với vai trò quan trọng của mình, bộ phận thân vỏ yêu cầu có những dụng cụ sửa chữa chuyên dụng, hiện đại, có độ chính xác cao giúp cho lớp vỏ bảo vệ được trở về trạng thái như ban đầu mà không làm trầy xước xe, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và công năng của xe.
Hệ thống kéo nắn khung xe tai nạn
Đối với những vết lõm nhỏ, không đáng kể, chúng ta có thể sử dụng một số mẹo thường dùng như nước sôi, keo silicon, và đinh vặn. Tuy nhiên với những vết lõm lớn, chúng ta cần sử dụng một số các loại dụng cụ chuyên nghiệp hơn. Trong đó một số thiết bị dụng cụ sửa chữa thân vỏ xe phổ biến thường được sử dụng trong các gara ô tô bao gồm:
-
Máy hàn rút tôn, hay còn gọi là máy giật tôn
- Máy hàn rút tôn xách tay: Là loại máy nhỏ gọn, tiện lợi khi sử dụng, phụ hợp cho các xưởng cần sửa chữa lưu động, xưởng có nhiều xe ở các vị trí khác nhau
- Máy hàn giật tôn có bánh xe đẩy: ưu điểm có dòng hàn cao hơn, khỏe hơn máy xách tay, nhưng lại không cơ động như máy xách tay
Máy hàn rút tôn có bánh xe đẩy
-
Bộ kéo nắn thủy lực 10 tấn
Bộ kích chống đấy 10 tấn thủy lực
-
Hệ thống kéo nắn sửa xe tải nạn
Bộ kéo nắn sắt xi sửa xe tai nạn
-
Bộ búa gò 9 chi tiết
Bộ búa gò 9 chi tiết
-
Bộ đầu vít, lục giác chuyên dụng tháo các bulong hỏng, gỉ lâu ngày trên xe
-
Bộ hàn nhựa dập ghim nóng không dây, giúp cho việc hàn các mối nhựa hỏng, nứt vỡ được thuận tiện hơn.
-
Máy khoan khí nén cầm tay nhằm hỗ trợ khoan lỗ trên thân vỏ xe, hoặc gắn hai vật liệu, linh kiện lại với nhau. Thiết bị này có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng chỉ bằng một tay.
-
Bộ đục lỗ lắp cảm biến trên xe ô tô, thiết bị này phù hợp với việc sử chữa cho các dòng xe BMW, Opel, Skoda với tác dụng đục lỗ trên cản cho cảm biến đỗ xe với đường kính phù hợp nhất mà không làm ảnh hưởng đến lớp sơn của xe.
-
Ngoài ra còn có một số loại dụng cụ chuyên dụng khác như: Bộ dụng cụ tháo chốt bản lề cửa xe ô tô, các loại tua vít chuyên dụng cho cửa xe ô tô, kim tháo gương chiếu hậu cho xe ô tô, cờ lê tròng 12 điểm,...
Xem thêm: Cơ sở bán súng bắn ốc Fujisu uy tín nhất trên thị trường hiện nay
Ưu điểm của các thiết bị sửa chữa thân vỏ xe ô tô
Tiết kiệm thời gian sửa chữa
Một trong những ưu điểm lớn nhất của các thiết bị sửa chữa thân vỏ xe ô tô đó chính là tiết kiệm thời gian sửa chữa hiệu quả. Các thiết bị hỗ trợ sẽ giúp cho năng suất của xưởng đồng tăng cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giúp cho xưởng tiết kiệm được rất nhiều chi phí lao động và chi phí sửa chữa.
Tạo hình ảnh chuyên nghiệp
Việc sửa chữa các bộ phận trên thân vỏ xe bằng tay hay sử dụng các thiết bị không hiện đại sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của công xưởng. Chính vì thế, chất lượng sửa chữa được đảm bảo nhờ sử dụng các thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp trong quá trình sửa chữa giúp cho xưởng nâng cao hình ảnh, tăng sự uy tín đối với khách hàng và động thời tăng năng lực cạnh tranh của công xưởng trên thị trường hiện nay.
Công việc sửa chữa trở nên dễ dàng hơn
Một kỹ thuật viên hay nhân viên sửa chữa nếu chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các thiết bị đều có thể nhanh chóng nắm bắt được các quy trình và ứng dụng thiết bị một cách thuần thục. Đồng thời mỗi thiết bị sẽ đảm nhận một chức năng riêng biệt, giúp cho nhân viên sửa chữa nhanh chóng tìm được phương pháp sửa phù hợp đối với mỗi loại hư hỏng riêng
Quy trình sửa chữa thân vỏ xe chuyên nghiệp
Bước 1: Đánh giá tình trạng hư hỏng
Đây là công việc quan trọng nhất cần làm trước khi tiến hành các hoạt động sơn và sửa chữa thân xe. Công việc này nhằm mục đích đánh giá xem tình trạng hư hỏng của chiếc xe để đề ra phương án sửa chữa hợp lý cũng như nhận xét xem cần phải thay thế chi tiết nào hay không.
Bước 2: Tháo các chi tiết
Ở bước này người thợ sẽ tiến hành tháo rời các chi tiết hư hỏng và các thiết bị, linh kiện và chi tiết cần sửa chữa ở thân xe và vỏ nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị sửa chữa chuyên dụng.
Bước 3: Nắn khung
Tuy nhiên bước này chỉ phù hợp với những trường hợp khung xe bị hư hỏng nặng dẫn đến biến dạng. Tác dụng của công đoạn này chính là phục hồi các giá trị kích thước của khung xe tiêu chuẩn trong chiếc xe đồng thời gá các chi tiết và thay thế nó bằng cách hàn lại.
Thiết bị nắn khung vỏ xe ô tô
Bước 4: Thay thế các tấm vỏ xe
Bước này người thợ cần thực hiện khi các hư hỏng khó có thể sửa chữa được. Trong đó thợ sửa chữa sẽ tiến hành gắn các chi tiết thay thế bằng phương pháp hàn.
Bước 5: Sửa chữa tấm vỏ xe
Ở công đoạn này, người ta sẽ tiến hành khôi phục lại hình dáng của những tấm thân xe đã bị hư hỏng bằng búa, ngoài ra có thể sử dụng phương pháp nắn khung bằng các thiết bị hỗ trợ như máy hàn rút tôn hay sử dụng bộ nắn khung.
Bước 6: Bả ma tít
Bả ma tít vào các vết lõm để tạo độ nhẵn cho bề mặt thân xe.
Bước 7: Che chắn khi sơn sơn lót
Để bảo vệ cho lớp sơn của xe và tránh trường hợp lớp sơn bị dính ra ngoài, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của chiếc xe. Đồng thời điều chỉnh các phần biên sao cho không bị lộ ra.
Bước 8: Phun lớp sơn lót
Phun sơn lót có tác dụng tạo độ nhẵn mịn cho bề mặt sơn phủ của chiếc xe.
Sơn phủ màu lên xe ô tô
Bước 9: Pha màu sơn
Khi pha màu sơn, người ta sẽ tiến hành trộn lẫn các loại sơn để tạo ra màu giống nhất với màu chiếc xe cần sửa.
Bước 10: Che chắn lại trước khi sơn phủ
Công đoạn này có tác dụng để hạn chế tình trạng sơn bị rây ra các bề mặt cần sơn.
Bước 11: Phun lớp sơn phủ
Người ta sẽ tiến hành phun lớp phủ bằng súng sơn.
Bước 12: Sấy khô và đánh bóng
Bước sấy khô có vai trò giúp cho bề mặt sơn nhanh khô và cứng hơn còn đánh bóng nhằm điều chỉnh độ bóng và độ da cam của bề mặt sơn một cách hiệu quả.
Bước 13: Chống gỉ
Sau khi hoàn thiện sửa chữa, những người thợ sẽ phun chất chống rỉ vào mặt sau của các bộ phận thân xe bị hư hỏng.
Bước 14: Lắp ráp
Khi các bước sửa chữa đã hoàn thành, các nhân viên sẽ tiến hành lắp ráp lại các chi tiết vào xe sao cho vừa vặn nhất đồng thời kiểm tra lại chất lượng sửa chữa xem đã đảm bảo hay chưa, nhằm thể hiện tốt nhất tình trạng của xe trước khi trả lại cho khách hàng.
Xem thêm: Thiết bị sửa chữa ô tô
Trên đây là một số thông tin chi tiết về các loại thiết bị sửa chữa thân vỏ xe mà Thiết bị G8 muốn giới thiệu đến bạn. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các thiết bị chuyên dụng cũng như mẹo xử lý các vấn đề về ô tô thông qua các bài viết tiếp theo trên trang chủ của chúng tôi nhé!
Điện thoại tư vấn thiết bị sửa chữa ô tô: 0925400000
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.